Cúng Thôi Nôi là một phong tục truyền thống tốt đẹp của Người Việt Nam. Đây là nghi lễ mà qua đó không chỉ khẳng định sự hiện hữu của một con người – một thành viên mới trong xã hội; mà còn là thủ tục cầu xin sự an lành, bình yên cho đứa bé của gia đình sau này.
- Xem thêm: Thôi nôi
Tại sao phải cúng thôi nôi?
Cúng Thôi Nôi được hiểu là Cúng Mụ để cảm ơn 12 bà Mụ; gọi nôm na là Mẹ sanh (hay “Mẹ sinh”) theo quan niệm dân gian là những tiên nương phụ trách vấn đề sinh đẻ; được người dân tại một số vùng miền châu Á
Những Tiên Nương theo quan niệm dân gian tương truyền phụ trách việc sinh nở và nặn ra những đứa trẻ.
Sự tích 12 Bà Mụ được Nguyễn Đổng Chi kể trong sách Lược khảo về thần thoại Việt Nam
Sự tích của 12 vị nữ thần này hiện nay chúng ta chỉ còn biết một cách lờ mờ. Có thuyết nói đó là các thần giúp việc cho Ngọc Hoàng từ lúc ông ta có ý định sáng tạo ra loài người. Nhưng cũng có thuyết lại cho đó là những thần được Ngọc Hoàng giao phó trách nhiệm sau khi ông đã sáng tạo ra đủ số lượng người và vật ở hạ giới. Nói cách khác; 12 bà Mụ là những vị thần có trách nhiệm nắn lại cơ thể cho một người nào đó khi được lệnh đầu thai.
Con số 12 Bà Mụ thường được giải thích bằng một vài quan điểm khác biệt nhau: có quan điểm cho rằng đó là một tập thể chịu trách nhiệm chung công việc tạo thành con người; và cách giải thích khác là mỗi Bà Mụ lo một việc: người nắn tai; người nắn mắt; người nắn tứ chi; người dạy trẻ cười; người dạy trẻ nói. Ở vùng đất phương Nam lại có quan niệm cho rằng 12 Bà Mụ là 12 vị luân phiên nhau lo việc thai sản trong 12 năm; tính theo “thập nhị chi” – tức theo 12 con giáp.
Danh sách 12 bà Mụ; mỗi bà kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng; bao gồm:
- Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sanh đẻ (chú sanh)
- Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai)
- Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai)
- Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam; nữ cho đứa bé (chú nam nữ).
- Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
- Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
- Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
- Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
- Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
- Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
- Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử)
- Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh).
* Theo sách Đài Bắc thị tuế thời ký; tại Từ Hựu Cung Sơn ở Đài Bắc lại cung phụng tới 13 bà mẹ sanh; thêm một bà Đỗ Ngọc Nương chuyên đỡ đẻ (tiếp sanh)
Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé
Theo cách tính truyền thống thì ngày thôi nôi của bé được căn cứ và lịch âm và tùy thuộc vào giới tính (bé trai hay bé gái); nếu như bé gái thì ngày cũng sẽ lùi lại 2 ngày còn bé trai thì sẽ lùi lại 1 ngày; (Gái lùi 2; Trai lùi 1).
Các gia đình tổ chức lễ thôi nôi vào giờ Ngọ (tức 12 giờ trưa). Tuy nhiên, hiện nay, mâm cúng được tổ chức linh hoạt theo từng gia đình. Mỗi gia đình có thể tổ chức giờ giấc sao cho phù hợp với thời gian.
Mâm cúng Thôi Nôi cần chuẩn bị những gì?
Trong nghi thức Cúng Thôi Nôi, chúng ta cần chuẩn bị 02 mâm cúng để cúng Ông Thần Tài, Thổ Địa, Ông Táo và mâm cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông.
Ngoài ra, trong ngày này thì các gia ddinfh thường bày ra một mâm đồ chơi để đoán tương lai của bé thông qua món đồ chơi mà bé bốc.
Mâm cúng Thôi Nôi cúng Thần Tài – Thổ Địa – Ông Táo cần chuẩn bị
- 1 mâm ngũ quả.
- 1 chén chè đậu xanh (nóng hoặc lạnh).
- 1 dĩa xôi gấc hoặc đậu xanh.
- Bộ tam sên gồm trứng, thịt, tôm hoặc cua.
- 3 ly nước.
- Hoa, nhang, đèn.
Mâm cúng 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông cần chuẩn bị
- 1 con gà luộc.
- 1 đĩa heo quay bánh hỏi.
- 1 đĩa hoa quả, trái cây.
- 12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn.
- 1 bát cháo lớn và 12 bát cháo nhỏ.
- 12 chén chè trôi nước nhỏ (cho bé gái).
- 12 chén chè đậu trắng nhỏ (cho bé trai).
- 1 đĩa trầu têm cánh phượng.
- 1 bình hoa tươi.
- 12 chén nước hoặc rượu trắng.
- 12 cây nến và hương.
- Bộ giấy tiền.
- Chén, đũa, muỗng.
Cho bé Bốc đồ vật trong lễ cúng thôi nôi
Nghi lễ cho bé bốc đồ vật là nghi thức “chọn nghề cho tương lai” của bé. Gia đình sẽ chuẩn bị những vật dụng phù hợp để trên bàn như: gương, lược, viết, tập sách, nắm xôi, tiền, kéo, đất…và sau đó, đặt đứa trẻ ngồi trước các vật dụng để trẻ tự chọn lựa. Dĩ nhiên là đứa trẻ sẽ bò đến và nhặt lấy những thứ mà nó thích.
Trong dân gian tin tưởng là vật nào được trẻ chọn trước (cầm trước) đó chính là sự chọn lựa nghề nghiệp tương lai của trẻ. Sau khi trẻ lựa chọn cho mình nghề nghiệp trong tương lai thì ông bà, dòng họ nội ngoại và khách mời người đến chúc phúc, tặng quà và hôn trẻ với tình yêu thương chân tình.
Ý nghĩa các món đồ cho bé khi bốc trong tiệc thôi nôi
- Gương, lược: Trong tương lai, có thể bé sẽ làm trong lĩnh vực thẩm mỹ hoặc thời trang như là nhà tạo mẫu tóc, thiết kế thời trang, thẩm mỹ, spa,…
- Bút viết: Có thể tương lai bé sẽ theo nghề viết như làm nhà báo, nhà văn,…
- Sách vở: Có thể xem như dấu hiệu bé sẽ theo nghề giáo viên hoặc nghiên cứu.
- Máy tính bỏ túi: Bé có thể sẽ làm những công việc liên quan đến tính toán như giáo viên, kinh doanh,…
- Túi đựng thuốc: Có thể bé sẽ theo nhóm ngành y tế như làm bác sĩ, y tá, dược sĩ.
- Micro: Có thể trong tương lai, bé sẽ làm trong ngành giải trí, sáng tạo, thanh nhạc.
- Bộ đồ chơi làm bếp: Dự đoán trong tương lai bé sẽ đi theo ngành ẩm thực, là một đầu bếp, bếp trưởng,…
- Bút vẽ: Dự đoán bé có thể trở thành họa sĩ, nhà thiết kế đồ họa,…
- Tiền: Có thể bé sẽ làm việc với tiền trong tương lai như làm trong ngành ngân hàng, kế toán,…
- Máy ảnh: Trong tương lai, bé có thể sẽ làm nhiếp ảnh gia, phóng viên,…
- Xe hơi, máy bay: Có thể trong tương lai, bé sẽ làm trong ngành giao thông vận tải hoặc hàng không.
Văn khấn Thôi Nôi cho bé gái, bé trai
- Nam mô A Di Đà Phật!
- Nam mô A Di Đà Phật!
- Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát
- Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
- Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
- Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
- Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……
Vợ chồng con là ……sinh được con (trai; gái) đặt tên là …
Chúng con ngụ tại ………………………………………………………………………………………..
Nay nhân ngày (đầy năm) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án; trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật; chư vị Thánh hiền; chư vị Tiên Bà; các đấng Thần linh; Thổ công địa mạch; Thổ địa chính thần; Tiên tổ nội ngoại; cho con sinh ra cháu; tên …sinh ngày …được mẹ tròn; con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà; chư vị Tôn thần giáng lâm trước án; chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật ; phù hộ độ trì; vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon; ngủ yên; hay ăn chóng lớn; vô bệnh vô tật; vô ương; vô hạn; vô ách; phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp; thông minh; sáng láng; thân mệnh bình yên; cường tráng; kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang; nhân lành nảy nở; nghiệp dữ tiêu tan; bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ; cúi xin được chứng giám lòng thành.
- Nam mô A Di Đà Phật!
- Nam mô A Di Đà Phật!
- Nam mô A Di Đà Phật!
Khi đã khấn xong; vái 3 vái và sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Các lễ vật vàng mã sẽ được đem hóa; đồ ăn thì người nhà thụ lộc; động vật sống thì phóng sinh; và đồ chơi thì giữ lại cho em bé và phân phát cho trẻ em hàng xóm; họ hàng lấy khước.
Thảo luận về chủ đề