denchua.com - Blog giới thiệu, cập nhật thông tin đền, chùa & văn hoá tâm linh Việt Nam
  • Sự tích – truyền thuyết
  • Góc phong thuỷ
  • Tứ phủ thánh mẫu
  • Tâm Linh
    • Di tích tâm linh
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
denchua.com - Blog giới thiệu, cập nhật thông tin đền, chùa & văn hoá tâm linh Việt Nam
  • Sự tích – truyền thuyết
  • Góc phong thuỷ
  • Tứ phủ thánh mẫu
  • Tâm Linh
    • Di tích tâm linh
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
denchua.com - Blog giới thiệu, cập nhật thông tin đền, chùa & văn hoá tâm linh Việt Nam
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Tâm Linh Di tích tâm linh

Đền Xương Rồng Thái Nguyên

Đền Xương Rồng (Xương Long Tự, Đền Cô Bé Xương Rồng) nằm tại phường Phan Đình Phùng, TP. Thái Nguyên, là điểm đến tâm linh nổi tiếng.

Phạm Thuỳ Cập nhật Phạm Thuỳ
3 tháng trước
Thời gian đọc: 12 phút
1
Share on Facebook

Bài viết liên quan

Văn Khấn Đức Ông

Xá Lợi Phật Giáo: Ý Nghĩa, Nguồn Gốc & Sự Mầu Nhiệm

Văn Khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát

Khám phá Đền Mẫu Đông Cuông Yên Bái

Xem nhanh
  1. Đền Xương Rồng ở đâu?
  2. Đền Xương Rồng thờ ai?
  3. Kiến trúc và không gian Đền Xương Rồng
  4. Sự tích và truyền thuyết về Đền Xương Rồng
  5. Lễ hội Đền Xương Rồng
  6. Kinh nghiệm đi lễ Đền Xương Rồng
  7. Bản văn Cô Bé Xương Rồng

Thái Nguyên, vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, không chỉ nổi tiếng với những đồi chè xanh ngát mà còn là nơi tọa lạc của nhiều di tích tâm linh. Trong số đó, Đền Xương Rồng – một điểm đến không thể bỏ qua, thu hút du khách thập phương.

  • Đền Xương rồng là một  trong những Đền Cầu Tài Lộc Linh Thiêng Tại Thái Nguyên

Đền Xương Rồng ở đâu?

Đền Xương Rồng, hay còn gọi là Xương Long Tự hoặc Đền Cô Bé Xương Rồng, tọa lạc tại phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên. Vị trí của đền khá thuận tiện cho việc di chuyển, nằm ngay trong trung tâm thành phố, giúp du khách dễ dàng tìm đến và chiêm bái.

Đền Xương Rồng tọa lạc tại trung tâm Thành Phố Thái Nguyên
Đền Xương Rồng tọa lạc tại trung tâm Thành Phố Thái Nguyên

Hướng dẫn đường đi: Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên, bạn có thể di chuyển theo đường Cách Mạng Tháng Tám rẽ phải vào đường có đoạn vào Trường Mầm Non Quốc Tế Hoa Trạng Nguyên, bạn sẽ thấy Đền Xương Rồng nằm bên tay trái.

Bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy đền trên trên bản đồ trực tuyến Google Maps bằng cách tìm kiếm đại điểm “Đền Xương Rồng Thái Nguyên” hoặc baấm vào địa chỉ tại đây

Đền Xương Rồng thờ ai?

Đền Xương Rồng là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Dương Tự Minh (còn gọi là Đức Thánh Đuổm) và đặc biệt là Cô Bé Xương Rồng.

Ngoài ra, đền còn phối thờ các vị thần linh khác trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ, như các Thánh Chầu, Thánh Hoàng, Thánh Cô, Thánh Cậu… theo truyền thống của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Mỗi vị thần được thờ tại đền đều mang một ý nghĩa và câu chuyện riêng, góp phần tạo nên sự linh thiêng và độc đáo của ngôi đền.

Năm 2014, nhà Đền Xương Rồng đã cho đúc chuông và tượng Vua Cha Ngọc Hoàng để bố sung cho không gian thờ tự.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong “Tứ Bất Tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Bà được tôn vinh là vị thần bảo hộ cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình an. Sự hiện diện của Thánh Mẫu tại Đền Xương Rồng thể hiện mong ước của người dân về một cuộc sống tốt đẹp, đủ đầy.

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một vị anh hùng dân tộc, người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược. Việc thờ Hưng Đạo Đại Vương tại Đền Xương Rồng thể hiện lòng biết ơn và sự tôn kính của người dân đối với vị anh hùng đã có công bảo vệ đất nước.

  • Đức Thánh Trần là ai? Tại sao người Việt tôn kính Ngài?

Cô Bé Xương Rồng

Cô Bé Xương Rồng là nhân vật trung tâm và đặc biệt nhất tại ngôi đền này. Tương truyền, cô là một người hành nghề y, chữa bệnh cứu người. Tại Đền Xương Rồng, Cô Bé Xương Rồng không chỉ là thần chủ điện mà còn thường xuyên được thỉnh mời trong các giá hầu đồng, đặc biệt là các vấn hầu liên quan đến cầu sức khỏe & bình an. Trong hệ thống thần linh tứ phủ, Cô bé Xương Rồng là cô bé bản đền anh linh trên đất Thái Nguyên, với những tài đức nổi danh cô được nhân dân tôn kính phối thờ vào hàng tứ phủ

Sự tích Cô Bé Xương Rồng tại đền Xương Rồng có một truyền thuyết như sau:

Ngày xưa, trước cửa Đền Xương Rồng là một con suối lớn, nơi có một gia đình gồm hai ông bà lão và cô con gái sinh sống. Họ vừa làm nghề thuốc cứu người, vừa đánh cá để mưu sinh. Khi giặc ngoại xâm tràn đến, chúng cướp bóc, tàn sát dân lành, hai ông bà cũng bị giết hại. Sau khi cha mẹ mất, cô gái ở lại một mình, tiếp tục chữa bệnh cho dân và binh lính triều đình bị thương. Quân giặc biết chuyện đã cho người truy bắt cô, nhưng để giữ trọn khí tiết, cô đã gieo mình xuống dòng suối. Cảm kích trước tấm lòng và sự hy sinh của cô, triều đình và nhân dân đã lập miếu thờ ngay nơi cô thác hóa. Từ đó, ai qua lại đều vào lễ bái, cầu gì được nấy, nhất là về sức khỏe và bình an. Tiếng linh thiêng vang xa, ngày càng nhiều người tìm đến chiêm bái và tưởng nhớ công lao của cô. Sau này, trên nền đất cũ, nhân dân xây dựng đền thờ Phật, Thánh, Tam Tứ Phủ, lấy cô làm thần chủ, ghi nhận công đức lớn lao của cô với đời và với nước

Dương Tự Minh (còn gọi là Đức Thánh Đuổm)

Bên cạnh việc thờ Cô Bé Xương Rồng là vị thần bản đền nổi tiếng linh thiêng, Đền Xương Rồng còn là nơi thờ Dương Tự Minh, còn gọi là Đức Thánh Đuổm. Dương Tự Minh, quê ở Quan Triều, Thái Nguyên là một vị thủ lĩnh người Tày, có nhiều công lao trong việc bảo vệ vùng biên cương phía Bắc dưới thời nhà Lý, được nhân dân tôn kính và lập đền thờ ở nhiều nơi tại Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.

Việc phối thờ Dương Tự Minh tại Đền Xương Rồng thể hiện sự ghi nhận, tri ân đối với vị anh hùng dân tộc, đồng thời phản ánh nét giao thoa đặc sắc giữa tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng thờ các anh hùng dân tộc trong đời sống tâm linh của người Việt

Kiến trúc và không gian Đền Xương Rồng

Đền Xương Rồng mang kiến trúc truyền thống của đình chùa Việt Nam. Ngôi đền được xây dựng trên một khu đất rộng, với nhiều cây cổ thụ xanh mát bao quanh, tạo nên một không gian thanh tịnh và yên bình. Theo thuyết phong thủy, đền tọa lạc trên “lưng rùa”, đầu hướng về phía mặt trời mọc, được bao bọc bởi dòng suối uốn lượn, tạo cảm giác như một bức tranh thủy mặc.

Điểm nhấn của đền là cây bồ đề cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm. Cây bồ đề cổ thụ không chỉ là một phần của cảnh quan mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, tượng trưng cho sự giác ngộ và bình an.

Sự tích và truyền thuyết về Đền Xương Rồng

Một truyền thuyết khác kể rằng, có một đôi vợ chồng nghèo sống bằng nghề bốc thuốc nam. Dù đã nhiều năm trôi qua, họ vẫn chưa có con. Một ngày nọ, người vợ vào rừng hái thuốc thì tình cờ gặp một ông tiên. Ông tiên trao cho bà một vật lạ và dặn rằng hãy mang về chôn ở đầu giường, rồi điều kỳ diệu sẽ đến. Quả đúng như lời, sau đó bà mang thai và sau 12 tháng thì sinh ra một bé gái xinh xắn.

2020 09 09

Cô bé lớn lên thông minh, lanh lợi, mới 9 tuổi đã theo cha mẹ lên rừng hái thuốc và còn chữa khỏi nhiều căn bệnh lạ mà ngay cả cha mẹ cô cũng bó tay. Không may, cha mẹ cô bé qua đời sớm, cô ở lại một mình, tiếp tục hái thuốc và chữa bệnh cho người dân trong vùng. Nhờ tài năng và tấm lòng, cô được mọi người kính trọng, gọi là nữ thần y.

Một đêm nọ, giữa cơn giông bão dữ dội, ngôi nhà nhỏ của cô bé bỗng biến mất không dấu vết. Trên nền đất cũ, chỉ còn lại một cây lạ mọc lên. Trên thân cây ấy có khắc dòng chữ: “Ta là con Thánh Mẫu Thượng Ngàn đầu thai xuống trần để chữa bệnh cho dân, nay ban tặng cho mọi người cây thuốc quý này.”

Cũng vào thời điểm đó, quân lính của tướng Dương Tự Minh dưới triều Lý mắc phải một chứng bệnh lạ mà không thầy thuốc nào chữa được. Trong giấc mơ, Dương Tự Minh được mách bảo hãy hái cây thuốc quý ấy nấu nước cho quân sĩ uống, bệnh sẽ khỏi. Quả nhiên, sau khi làm theo, bệnh tình tiêu tan, quân sĩ khỏe mạnh trở lại. Sau chiến thắng, ông cho lập đàn tế lễ để tạ ơn. Từ đó, nơi thờ tự cô bé được gọi là Xương Long Linh Từ.

Lễ hội Đền Xương Rồng

Lễ hội Đền Xương Rồng được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để người dân địa phương và du khách thập phương tề tựu, dâng hương tưởng nhớ công ơn của các vị thần được thờ tại đền.

Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc, như rước kiệu, tế lễ, hát chèo, …

Kinh nghiệm đi lễ Đền Xương Rồng

Khi đến Đền Xương Rồng, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Ăn mặc lịch sự, kín đáo khi vào đền.
  • Giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi.
  • Không nói tục, chửi bậy, gây ồn ào trong khuôn viên đền.
  • Thành tâm cầu nguyện và tôn trọng các nghi lễ tại đền.

Đền Xương Rồng không chỉ là một địa điểm tâm linh mà còn là một di tích lịch sử, văn hóa quan trọng của thành phố Thái Nguyên. Nếu có dịp ghé thăm Thái Nguyên, đừng quên dành thời gian đến chiêm bái và khám phá những điều kỳ diệu tại ngôi đền linh thiêng này. Chắc chắn, bạn sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ và tìm thấy sự bình an trong tâm hồn.

Bản văn Cô Bé Xương Rồng

Cô bé bản đền ….. dâng văn cô bé bản đền

Trên ban đốt đỉnh nhang trầm

Thỉnh mời cô bé đền xương long cô ngự về

Đêm đêm hầu cận mẫu vua

Tụng kinh niệm phật cô bé lên chùa vào ra .

Vua sai cô bé cầm quyền

Vua sai cô bé cầm quyền

Đánh đông dẹp bắc cho an nước nhà

Nay thanh đồng con tiến quả dâng hoa

Thủ nhang con tiến quả dâng hoa

Nghe văn con thỉnh cô ra ngự đồng

Ngôi đền cô có cây xương rồng

Cây thông cổ thụ trước công đồng nhìn ra

Đền thờ gần đường cái số 3 lối lên bắc cạn lối về long biên

Ngôi đền thờ cảnh đẹp tự nhiên

Đền thờ cảnh đẹp thiên nhiên

Dưới suối nước chảy bên trên nhịp cầu .

Cứ đêm đêm thơ thẩn ngoài lầu

Kẻ qua người lại luyện cầu khấn cô .

Bên đền suối lượn uốn quang

Nhịp cầu nho nhỏ bộ hành vãng lai

Thường hiển hiện cứu người làng nước

Sĩ công nông đều được tai qua

Khắp hòa thiên hạ thái hòa

Khắp hòa thiên hạ thái hòa

Tăng gia sản xuất bốn mùa tốt tươi

In dấu tích cho đời ghi nhớ

Thuốc xương rồng cứu trợ muôn dân

Phép oai linh xuất thánh nhập thần

Oai linh xuất thánh nhập thần

Dự hàng hộ quốc cứu dân phù đời

Khi nắng hạn củi trời thiêu đốt

Dân đảo cầu gió mát mưa bay

Rừng hoa nở rộ hây hây

Rừng hoa nở rộ hây hây

Xanh vàng đỏ thắm hương bay ngạt ngào.

Thẻ: Đền
Chia sẻPin
Phạm Thuỳ

Phạm Thuỳ

Phạm Thùy | Admin Blog giới thiệu, cập nhật thông tin đền, chùa & văn hoá tâm linh Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Đền Chúa Hang Miếng

Huyền Thoại Đền Chúa Hang Miếng

1 ngày trước
Cô Bé Thạch Bàn được thờ ở đền Sinh

Sự Tích Cô Bé Thạch Bàn và Câu Chuyện Linh Thiêng về Đền Sinh

1 ngày trước
Mẫu Cửu Trùng Thiên

Mẫu Cửu Trùng Thiên Là Ai và Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên Ở Đâu?

3 ngày trước
Đức Thánh Hiền là hiện thân của sự thông thái

Văn Khấn Đức Thánh Hiền

5 ngày trước

Thảo luận về chủ đề

Bài viết mới

Đền Chúa Hang Miếng

Huyền Thoại Đền Chúa Hang Miếng

18 Tháng 5, 2025
Cô Bé Thạch Bàn được thờ ở đền Sinh

Sự Tích Cô Bé Thạch Bàn và Câu Chuyện Linh Thiêng về Đền Sinh

18 Tháng 5, 2025
Mẫu Cửu Trùng Thiên

Mẫu Cửu Trùng Thiên Là Ai và Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên Ở Đâu?

16 Tháng 5, 2025
Thần Tài, biểu tượng của sự giàu sang, phú quý và may mắn

Văn Khấn Thần Tài

15 Tháng 5, 2025
Đức Thánh Hiền là hiện thân của sự thông thái

Văn Khấn Đức Thánh Hiền

15 Tháng 5, 2025
denchua.com - Blog giới thiệu, cập nhật thông tin đền, chùa & văn hoá tâm linh Việt Nam

denchua.com - Blog giới thiệu, cập nhật thông tin đền, chùa & văn hoá tâm linh Việt Nam

Ứng dụng

  • Bói Tarot
  • Thần số học
  • Xem Tuổi Làm Nhà
  • Thước Lỗ Ban Online
  • Hướng Nhà Hợp Tuổi
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

©2025 | Đền chùa Việt Nam

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Sự tích – truyền thuyết
  • Góc phong thuỷ
  • Tứ phủ thánh mẫu
  • Tâm Linh
    • Di tích tâm linh

©2025 | Đền chùa Việt Nam