Đầu năm hoặc đầu tháng âm lịch, người dân thường đến các đền cầu tài lộc và may mắn cho cả năm, cả tháng. Đền được biết là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh.
Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.
Đền Xương Rồng – Thành Phố Thái Nguyên
Đền Xương Rồng hay còn gọi là Xương Long Tự hoặc Đền Cô Bé Xương Rồng tọa lạc tại phường Phan Đình Phùng; thành phố Thái Nguyên. Đền Xương Rồng thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh và Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và Cô Bé Xương Rồng.
Tương truyền Cô bé Xương Rồng là người hành nghề y cứu người.Khuôn viên của Đền rộng; có nhiều cây cổ thụ quanh năm xanh tốt; đặc biệt có cây bồ đề đã vài trăm tuổi. Đền Xương Rồng là ngôi đến linh thiêng từ lâu đời tại Thái Nguyên; đã đón rất nhiều khách gần xa đến tế lễ; chiêm bái và gửi gắm tâm linh vào nơi cung kính.
Lễ hội của đền vào 20/8 hàng năm
Đền Đuổm – Phú Lương, Thái Nguyên
Đền Đuổm là ngồi đền thờ Dương Tự Minh (Thánh Đuổm). Đền được xây vào khoảng thế kỷ thứ 12, tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên. Đền Đuổm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25km về phía Bắc.
Đền tọa lạc tại chân núi Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, bên quốc lộ 3, cách thành phố Thái Nguyên 25 km về phía tây bắc. Là một quần thể gồm các đền thờ do người dân dựng lên và những ngọn núi đá tự nhiên.
Năm 1993, đền được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia. Đền đã được tu sửa nhiều lần, nhưng vẫn giữ được phong cách kiến trúc cổ theo kiểu tam cấp gồm: đền Thượng, đền Trung và đền Hạ.
Đền Trung thờ “Phò Mã Đô Uý” Dương Tự Minh. Phía dưới là hai phủ (phủ bên phải thờ công chúa Diên Bình, phủ bên trái thờ công chúa Thiều Dung) hai phu nhân của ông.
Phía trên sát vách núi là đền Thượng – là nơi thờ Mẫu địa – Cha trời mẹ đất.
Khu vực trung tâm của đền là Sân Rồng vào những ngày mùng 6 tháng giêng, 14/4 lễ Hạ Điền, lễ 7/7 Thượng Điền, 13 tháng chạp là lễ Tất niên dân làng tập trung tại sân Rồng để làm tế lễ.
Bên phải sân Rồng là miếu Hàm Long – thờ Thành Hoàng và bên trái là Dấu Chân Hổ.
Xuống phía dưới là lư hương to để du khách thắp hương, hai bên sân còn có rất nhiều cây đa cổ thụ với hàng ngàn năm tuổi.
Xuống phía dưới là khu vực đền Hạ
Phía bên phải cổng đền là miếu Sơn Thần, bên trái là bia đá trên có ghi thân thế và sự nghiệp phò mã Dương Tự Minh.
Đền Cầu Muối – Phú Bình, Thái Nguyên
Đền cầu muối thuộc cụm di tích Đình Đền Chùa Cầu Muối nằm ở trung tâm làng Cầu Muối; thuộc xã Tân Thành; Phú Bình. Cầu Muối được gọi theo địa danh của làng.
Đền Công Đồng thờ Mẫu Liễu Hạnh
Cách Đình, Chùa Cầu Muối 150m về phía Bắc là đền Công Đồng. Đền nằm trên một quả đồi cao hình bán nguyệt có độ cao trung bình so với mặt bằng xung quanh khoảng trên 50m. Đền kiến trúc theo kiểu chữ Đinh (J) gồm 3 gian tiền tế và một gian hậu cung.
Trước cửa Đền Công Đồng là một khoảng sân rộng phía trước dựng một án hương thờ Mẫu Bán Thiên Công Chúa.
Hai bên lập am thờ Quan Sơn Thần (phía trái) và Mẫu mẹ (phía phải). Tòa tiền tế ba gian dài 9m, rộng 4m, diện tích 36 . Hậu cung dài 5m, rộng 4m, diện tích 20.
Chính giữa trên hương án thờ Mẫu Liễu Hạnh. Đây là tượng của một người đàn bà trẻ, đẹp, phúc hậu (mặc áo xanh) từ bi trong tư thế bình thường của một người dân giữa cuộc đời. Bên phải thờ Tam tòa Thánh Mẫu: tượng Mẫu Thoải Cung, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên và Tam Phủ Công Đồng.
Trên hương án trang trí hình rồng chầu mặt nguyệt. Ba tán cây sau cổ thụ chừng 200 năm tuổi tỏa bóng mát khuôn viên, tạo không khí trong lành, thoáng mát cho du khách.
Đền Công Đồng Cầu Muối là nơi thờ tự chính của Đạo Tứ Phủ, nơi được tương truyền là rất linh ứng và thiêng liêng. Có lẽ chính vì vậy, hàng năm nơi đây thu hút rất đông khách thập phương.
Đền Thượng thờ Mẫu Thượng Ngàn
Cách Đền Công Đồng 300m về phía Tây Bắc là Đền Thượng. Đền tọa lạc trên một quả đồi cao chừng trên 100m so với mặt bằng xung quanh, trông xa như hình một con voi phủ phục. Kiến trúc Đền Thượng theo kiểu chữ Đinh (J) (nhân dân thường gọi là chuôi vồ)
Đền được tôn tạo lại năm 1999. Mái đền lợp ngói, tường hồi bít đốc. Tiền bái ba gian dài 7m, rộng 4m, diện tích 28. Hậu cung dài 5m, rộng 3m, diện tích 15. Đền Thượng thờ Mẫu Thượng Ngàn.
Thảo luận về chủ đề