
Cậu Bé Lệch Suối Mỡ là cậu bé bản đền bản cảnh được phối thờ tại Khu Du lịch Tâm Linh Suối Mỡ, Bắc Giang. Cậu Bé Lệch là biểu tượng tâm linh quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
Bài viết này, denchua.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự tích, đền thờ và những điều đặc biệt liên quan đến Cậu Bé Lệch Suối Mỡ.
Cậu Bé Lệch là ai?
Trong hệ thống Tứ phủ Thánh Cậu, Cậu Bé Lệch được biết đến với hình ảnh một nam thanh niên hiếu động, nhanh nhẹn và đặc biệt linh thiêng. Người dân địa phương và các tín đồ tin rằng ai có duyên đến cầu Cậu sẽ được phù hộ độ trì.
Hiện nay, có hai truyền thuyết chính về nguồn gốc của Cậu Bé Lệch được lưu truyền trong dân gian:
Truyền thuyết thứ nhất: Con trai vua Hùng
Theo truyền thuyết này, Cậu Bé Lệch là con trai của vua Hùng dưới thời Hùng Triều Thập Bát. Ngay từ khi sinh ra, miệng cậu đã bị lệch và tay cũng bị khèo. Nhà vua vì lo sợ nên đã cho thả bè trôi sông. Sau khi mất, cậu đã ngự về vùng đất Suối Mỡ, Bắc Giang.
Tuy nhiên, nhiều người đã bác bỏ truyền thuyết này vì cho rằng vua Hùng là đấng minh quân, cai quản cả một quốc gia, là người tài năng và đức độ. Không thể có chuyện một vị vua đức độ lại bỏ con thả trôi sông chỉ vì con có dị tật. Như câu tục ngữ “hổ dữ còn không ăn thịt con”, huống chi là một vị vua đức độ.
Truyền thuyết thứ hai: Nguồn gốc từ tượng thờ
Truyền thuyết thứ hai kể rằng, có một cô đồng đã dâng tượng vào đền. Ban đầu, tượng được dâng là tượng Cậu Bé Thoải, nhưng do thợ tô tượng lỡ tay đã tô hơi lệch một chút ở phần môi. Sau khi hô thần nhập tượng, mọi người mới phát hiện ra điều này nhưng không thể sửa được nữa, nên đành phải gọi là Cậu Bé Lệch.
Dù theo truyền thuyết nào, người ta đều truyền tai nhau răng, Cậu Bé Lệch Suối Mỡ linh thiêng vô cùng, người có tâm có duyên kêu cầu tới cửa cậu là cậu ắt sẽ phù hộ độ trì cho.
Đền thờ Cậu Bé Lệch Suối Mỡ Bắc Giang
Cậu Bé Lệch Suối Mỡ được phối thờ tại Đền Trần Hưng Đạo, nằm bên Hồ Thùm Thùm thuộc Khu Du lịch Tâm Linh Suối Mỡ, Bắc Giang.
Đền được chia làm hai khu riêng biệt:
- Một bên thờ Đức Thánh Trần và Hội đồng Trần triều
- Một bên có cung ngoài thờ Tam toà thánh Mẫu, cung trong thờ chính cung Cậu Bé Lệch
Các đền thờ khác linh thiêng khác tại Bắc Giang:
Lịch sử hình thành đền thờ
Trước đây, đền nằm dưới lòng hồ Thùm Thùm và chỉ có hai bát hương thờ Đức Thánh Trần và Cậu Bé Lệch. Năm 1988, khi Nhà nước cho xây dựng hồ, đền đã được thủ nhang Trần Thị Hằng di chuyển và xây dựng mới trên đồi cao. Cụ Hằng đã nhất tâm gom góp, vay mượn và kêu gọi nhân dân đóng góp để xây dựng đền Trần và cung Cậu khang trang như ngày nay.
Cậu Bé Lệch được người dân tôn vinh là “Cậu bé tối linh tố hảo”, có khả năng ban tài ban lộc cho những đệ tử nhất tâm đến cửa Cậu cầu khấn.

Vị trí và đường đi đến đền
Đường đi vào đền Trần và Cậu Bé Lệch khá gian nan vì phải vượt qua con đập suối Mỡ. Du khách cần đi theo lộ trình sau: Đến Đền Hạ của khu Suối Mỡ –> Vượt qua Đền Trung, Đền Thượng —> Đi thêm khoảng 3 km để đến đền Trần
Đền thờ Cậu Bé Lệch Suối Mỡ không chỉ là một địa điểm tâm linh mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống quý báu. Khi đến đây, du khách không chỉ được chiêm bái, cầu may mà còn có cơ hội tìm hiểu thêm về tín ngưỡng thờ Mẫu – một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt.
Kinh nghiệm khi đến viếng Đền thờ Cậu Bé Lệch
Khi đến viếng đền thờ Cậu Bé Lệch Suối Mỡ, du khách nên lưu ý một số điều sau:
- Trang phục: Nên ăn mặc lịch sự, kín đáo, tránh mặc quần áo quá hở hang hoặc màu sắc sặc sỡ
- Thời gian: Nên đến vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh nắng nóng và đông người
- Lễ vật: Có thể chuẩn bị hoa quả, trầu cau, rượu, vàng mã… tùy theo tâm ý
- Tâm thái: Giữ tâm thành kính, không nói tục, cười đùa ồn ào trong khuôn viên đền
Nếu có điều kiện, du khách nên tìm hiểu trước về lịch sử, sự tích của Cậu Bé Lệch và đền thờ để có thể hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa, tâm linh của nơi này.
Dù bạn đến với tâm thế nào, hãy nhớ rằng, theo quan niệm dân gian, Cậu Bé Lệch chỉ phù hộ cho những ai có tâm có duyên. Vì vậy, hãy đến với lòng thành kính và niềm tin chân thành.
Tham khảo:
Giá hầu Cậu Bé Lệch trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, các thanh đồng thường chỉ thỉnh hầu giá Cậu Bé Lệch tại bản đền Suối Mỡ, Bắc Giang – nơi có cung thờ Cậu. Khi Cậu Bé Lệch về ngự đồng, người ta thường dâng Cậu trang phục đặc trưng:
- Áo cánh trắng ngắn (đặc trưng của miền thoải phủ)
- Đầu vấn khăn rìu trắng
- Chân quấn xà cạp trắng
- Đi hài thêu hoa
Nghi thức hầu giá Cậu Bé Lệch thường diễn ra theo trình tự sau:
- Tấu hương lễ Tứ phủ
- Cậu múa hèo, thổi sáo hoặc chèo thuyền
- Ngự đồng nghe hát văn để Ban tài phát lộc cho các con nhang đệ tử và bách gia trăm và Xe giá
Hiện nay, có một số thanh đồng khi hầu Cậu thường khèo chân, khèo tay, méo miệng (có thể do ảnh hưởng từ truyền thuyết về Cậu). Tuy nhiên, nhiều người cho rằng không nên làm như vậy vì thông thường các bậc tiên thánh đều uy nghi, không thể hầu theo cách đó.
Khánh tiệc Cậu Bé Lệch và lễ hội truyền thống
Ngày tiệc chính của Cậu Bé Lệch là ngày 8 tháng 8 âm lịch. Ngoài ra, vào ngày Rằm trung thu hàng năm, nhà đền cùng các con nhang đệ tử cũng tổ chức lễ rước Cậu và tổ chức trung thu dâng Cậu.
Trong những ngày lễ hội này, không khí tại đền Trần Hưng Đạo và cung Cậu Bé Lệch trở nên nhộn nhịp, tấp nập. Người dân địa phương và khách thập phương đổ về đây để dâng lễ, cầu may và tham gia các hoạt động văn hóa tâm linh. Đây cũng là dịp để mọi người thể hiện lòng thành kính đối với Cậu Bé Lệch và cầu mong sự phù hộ, độ trì.
Thảo luận về chủ đề